TIN TỨC

Liên Bộ Công Thương - Nông nghiệp họp bàn giải pháp bình ổn thị trường phân bón
16 Tháng Tám 2021 :: 10:05 SA :: 1887 Views :: 0 Comments

Hội nghị trực tuyến về đề xuất giải pháp bình ổn thị trường phân bón diễn ra vào lúc 8h30 sáng ngày 11/8/2021 do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh và Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh đồng chủ trì.
Tham dự sự kiện tại đầu cầu Hà Nội về phía Bộ Công Thương có đại diện Cục Hóa Chất, Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Cạnh tranh bảo vệ Người tiêu dùng, Vụ Thị trường trong nước.
Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có lãnh đạo Cục Bảo vệ Thực vật và Cục Trồng trọt.
Tại các điểm cầu khác có đại diện của các Sở Công Thương 13 tỉnh thành thuộc khu vực ĐBSCL, đại diện Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân bón, hóa chất.
Mở đầu cuộc họp, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, từ đầu năm đến nay, giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới và trong nước có nhiều biến động. Nhiều mặt hàng tăng giá rất mạnh, như dầu thô và xăng dầu, sắt, thép, xi măng, vật liệu xây dựng, cước vận tải biển… trong đó có cả mặt hàng phân bón.

Phân bón là đầu vào quan trọng của sản xuất nông nghiệp. Giá phân bón tăng làm tăng chi phí sản xuất, và trong hoàn cảnh giá lúa gạo tăng giảm, đã gây ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân. Để góp phần bình ổn giá phân bón, Bộ Nông nghiệp và Bộ Công Thương dưới sự chỉ đạo của hai Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tổ chức cuộc họp với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, với các doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn của cả nước trên tinh thần phân tích nguyên nhân, bối cảnh, tình hình, từ đó đề xuất những giải pháp để bình ổn giá phân bón.
Giá phân bón tăng không phải do cung – cầu
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hàng năm, nước ta sử dụng trên 10 triệu tấn phân bón. Năm 2020, sử dụng 10,23 triệu tấn, trong đó 7,6 triệu tấn phân bón vô cơ và 2,63 triệu tấn phân bón hữu cơ. Hiện nay, tổng công suất đăng ký của các nhà máy phân bón trong nước là 29,25 triệu tấn.
6 tháng đầu năm 2021, sản lượng sản xuất phân bón các loại đạt khoảng 4,69 triệu tấn phân bón vô cơ các loại, tăng 11,7% so cùng kỳ 2020. Trong đó, lượng phân bón nhập khẩu đạt khoảng 2,31 triệu tấn, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2020. Lượng phân bón xuất khẩu khoảng 667.000 tấn, tăng 44,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Thông tin về việc giá phân bón tăng trong thời qua, Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) Nguyễn Văn Thanh cho biết, sau thời gian tăng giá kỷ lục vào cuối năm 2018, giá phân bón đã liên tục giảm và chạm đáy vào tháng 7 năm 2020. Từ tháng 7 năm 2020 đến nay, giá phân bón bắt đầu phục hồi và có chiều hướng tăng cao trong những tháng gần đây. Nêu nguyên nhân đẩy giá phân bón lên cao, Cục trưởng Nguyễn Văn Thanh cho rằng, giá phân bón tăng là do giá nông sản trên thế giới liên tục tăng trong thời gian qua (điển hình là giá gạo) kết hợp với tình hình thời tiết thuận lợi đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, kèm theo đó là nhu cầu phân bón. Trong khi đó, do giá phân bón giảm quá sâu trong nửa đầu năm 2020, nguồn cung phân bón trên thế giới lại có xu hướng giảm nên không kịp đáp ứng nhu cầu phục hồi quá nhanh. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 được kiểm soát ở mức độ nhất định tại các thị trường lớn như Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Quốc ... đã khiến nhu cầu đối với nhiều mặt hàng này phục hồi rất nhanh. Kết hợp với chính sách nưới lỏng tiền tệ và tài khóa trên toàn cầu, không chỉ phân bón mà hầu hết các mặt hàng cơ bản như sắt thép, than đá, xăng dầu, thức ăn chăn nuôi ... đều chứng kiến mức tăng giá rất mạnh.
Có thể nói thị trường hàng hóa thế giới đang hình thành một mặt bằng giá mới. Cùng với đó, là sự tăng giá của các loại nguyên, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất; chi phí vận tải trong nước và thế giới, nhất là cước tàu biển…, ông Nguyễn Văn Thanh nhận định.
Bổ sung thêm về tình hình sản xuất phân bón trong nước, ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, trong khoảng 5 năm trở lại đây, Việt Nam đã cơ bản tự chủ được mặt hàng phân bón. Nhu cầu sử dụng phân bón trong nước sẽ không tăng trong những năm gần đây.
Thống kê mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, cả nước hiện có 841 nhà máy sản xuất phân bón, với công suất gần 30 triệu tấn/năm, như vậy, công suất sản xuất của chúng ta gấp 3 lần so với nhu cầu tiêu thụ.
“7 tháng đầu năm, các nhà máy trong nước đã sản xuất được 2,5 triệu tấn phân bón, tăng gần 200.000 tấn so với cùng kỳ. Năm 2020, chúng ta nhập khẩu 3,97 triệu tấn, nhưng 7 tháng đầu năm 2021, chúng ta đã nhập 3,1 triệu tấn, tăng 6.700 tấn so với cùng kỳ. Số liệu trên cho thấy, năng lực sản xuất vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng, do đó, không có sự chênh lệch cung cầu và đây không phải là nguyên nhân đẩy giá phân bón tăng cao”, Cục trưởng Hoàng Trung khẳng định.
Lý giải thêm về điều này, ông Bùi Thế Chuyên, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam (Vinachem) một lần nữa khẳng định là do chi phí sản xuất. Bởi, nguồn cung không thiếu so với nhu cầu, Vinachem sản xuất 90% phân lân chế biến, tiêu thụ 440.000 tấn, tăng 26,2%, URE công suất là chiếm 40% cả nước, sản xuất 457.000 tấn, tăng hơn 20%; DAP công suất chiếm 100%, sản xuất 357.000 tấn, tăng 97%; NPK 965%, tăng 65%… tổng lượng là 2 triệu tấn đều có mức tăng cao so với năm 2020.
Khi Quý I/2021 có biến động tăng giá, Tập đoàn đã chủ động làm việc với doanh nghiệp trong nước để có giải pháp bình ổn thị trường, tập trung tối đa cho sản xuất, hạn chế và thậm chí là dừng xuất khẩu phục vụ tối đa cho trong nước.
“Nếu nói giá phân bón tăng do bấp cập cung cầu là không đúng. Mà nguyên nhân chính là do chi phí sản xuất 7 tháng đầu năm tăng rất cao như lưu huỳnh tăng 170%, amoniac tăng gấp 2 lần… khiến giá đầu vào tăng. Cùng với đó, là sự gia tăng của chi phí vận chuyển và những tác động tiêu cực đến từ đại dịch Covid-19”, ông Chuyên chỉ ra.
Ông Bùi Thế Chuyên đề xuất, trước mắt, để bình ổn thị trường phân bón cần tập trung tháo gỡ vấn đề lưu thông, vận chuyển. Về lâu dài, cần giảm chi phí sản xuất, dù vẫn phải chấp nhận giá cao đối với một số nguyên liệu nhập khẩu đầu vào. Quan trọng hơn cả là bình ổn giá các mặt hàng nguyên liệu sẵn có trong nước như than cho sản xuất URE, amoniac cho sản xuất DAP…
Trong khi đó, ông Văn Tiến Thanh - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau cho biết, trong nước đã hạn chế xuất khẩu từ đầu năm, nhà máy đã gia tăng tất cả năng lực sản xuất, duy trì nhà máy 100 - 110% công suất, nhưng quy luật về giá không thể khác được với thị trường thế giới. Thực tế, giá phân bón trong nước không phải do nhà sản xuất quyết định mà do thị trường thế giới đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp.
Về phía các Sở, ngành, đại diện Sở Công Thương An Giang thông tin, tình hình giãn cách đã ảnh hưởng đến khâu phân phối lưu thông sản phẩm phân bón trên địa bàn, nhất là trong thời kỳ đầu, khi phân bón không được xem là mặt hàng thiết yếu, nên giá thành lưu kho bãi, vận chuyển tăng, kéo theo giá phân bón tăng cao.
Bổ sung thêm, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang cũng chia sẻ, giá phân bón tăng quá nhanh như, giá URE tăng lên 11.000 đồng/kg. Trên địa bàn tỉnh chưa có hiện tượng đầu cơ và thiếu nguồn cung ứng, tuy nhiên, đại diện tỉnh An Giang cũng mong muốn, các đơn vị chức năng liên quan làm rõ nguyên nhân, lý do, đẩy giá phân bón tăng cao.
Ưu tiên phân bón cho sản xuất nông nghiệp trong nước
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho biết, Bộ Nông nghiệp đã lắng nghe và ghi nhận những khó khăn, vướng mắc của các địa phương, doanh nghiệp. Bổ sung nguyên nhân đẩy giá phân
bón tăng, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng, hiện nay, giá một số mặt hàng nông sản phục hồi, được giá nên bà con đầu tư, chăm sóc kỹ hơn, kéo theo nhu cầu sử dụng phân bón tăng, ví dụ như cây cà phê, hồ tiêu, cao su và một số cây ăn quả…

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh
Trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Thứ trưởng biểu dương những nỗ lực của các tập đoàn, doanh nhiệp trong việc duy trì sản xuất, đảm bảo nguồn cung phân bón cho thị trường. “Các doanh nghiệp phải đảm bảo đủ nguồn cung phân bón phục vụ cho việc sản xuất trong nước”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị và yêu cầu, trong đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp phải đồng hành, chia sẻ khó khăn với bà con nông dân bằng nhiều biện pháp khác nhau.
Đồng quan điểm, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nhận định, toàn bộ ngành sản xuất phân bón trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đã nhận thức được tác động của việc tăng giá phân bón, do vậy, ngay từ Quý I/2021, liên Bộ đã làm việc với các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất phân bón trong nước và đề nghị giảm xuất khẩu, ưu tiên phân bón phục vụ cho nhu cầu trong nước. Trên thực thế, xuất khẩu phân bón đã giảm trong những tháng qua.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng, phân bón là mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, nhưng việc bình ổn sẽ rất khó khăn khi nguyên nhân tăng giá chủ yếu là do giá nguyên liệu tăng. Việc áp dụng các quy định hành chính vào thị trường khi Việt Nam đã có những cam kết quốc tế càng khó khả thi. Mặc dù vây, hai ngành Công Thương và Nông nghiệp sẽ cố gắng đề xuất với Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp góp phần hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với bà con nông dân. Theo đó, các giải pháp được đưa ra bao gồm:
Thứ nhất, đề nghị các doanh nghiệp sản xuất tiếp tục cố gắng, bảo đảm chạy đúng công suất trên cơ sở bảo đảm an toàn cho công nhân, bảo đảm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 với mục tiêu cung cấp đầy đủ phân bón cho thị trường.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đề nghị các doanh nghiệp cố gắng hợp lý hóa các chi phí, giữ ổn định giá thành, đặt mục tiêu phân bón Việt Nam phải được bán với giá thấp hơn phân bón nhập khẩu, đưa phân bón đến tay người nông dân với giá thấp nhấp. “Xuất khẩu là quyền của doanh nghiệp nhưng chúng tôi kêu gọi các doanh nghiệp dừng xuất khẩu, tập trung đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước” – Thứ trưởng Khánh nhấn mạnh.
Thứ hai, ngành Nông nghiệp hướng dẫn bà con nông dân sử dụng phân bón tiết kiệm, cố gắng chuyển đổi sang các loại phân bón khác kết hợp với việc sử dụng phân bón hữu cơ, tăng tỷ trọng phân bón hữu cơ trong chăm sóc cây trồng.
Thứ ba, đề nghị các doanh nghiệp sản xuất phân bón chủ động làm việc với các kênh phân phối để chủ động có các giải pháp bảo đảm lưu thông, đưa phân bón đến với các khu vực cần để đảm bảo cho vụ Đông-Xuân sắp tới. “Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội xem xét lại vấn đề thuế giá trị gia tăng đối với sản xuất phân bón”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết.  
Thứ tư, Thứ trưởng đề nghị Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo Cục Quản lý thị trường các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giảm sát để ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, sản xuất-kinh doanh phân bón giả, không đảm bảo chất lượng.
Thứ năm, liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại đối với mặt hàng phân bón DAP và MAP, trong phiên rà soát tới đây, Bộ Công Thương sẽ tiếp nhận các ý kiến đề xuất của các nhà sản xuất phân bón DAP và MAP cũng như các đơn vị kinh doanh nhập khẩu và sử dụng phân bón khác để đưa ra quyết định đúng đắn nhất, trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật cũng như các cam kết của WTO.
 
Nguyễn Hường
Bộ Công Thương
 
Comments
Hiện tại không có lời bình nào!
  Đăng lời bình

Trong phần này bạn có thể đăng lời bình





Gửi lời bình   Huỷ Bỏ

   Tin tức khác ....
VIGECAM với hành trình gắn kết 15/08/2023
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM 2023 15/08/2023
THÔNG BÁO THANH LÝ CCDC -LẦN 3 24/02/2023
VIGECAM hành trình đến với biển đảo tiền tiêu của Tổ quốc 01/08/2022
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM 2022 VÀ NHIỆM KỲ 2022-2027 29/07/2022
CÁC GIẢI PHÁP BÌNH ỔN GIÁ PHÂN BÓN 06/05/2022
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2021 17/01/2022
THÔNG BÁO THANH LÝ TS CÔNG CỤ, DỤNG CỤ 20/12/2021
Bộ Công Thương đề xuất đưa phân bón vào danh mục chịu thuế VAT 19/11/2021
Giá phân bón trong nước diễn biến theo quy luật thị trường thế giới 13/07/2021
Phân bón con lười được đánh giá là phân bón tốt nhất hiện nay 11/06/2021
Những điều cần lưu ý khi mở cửa hàng vật tư nông nghiệp 13/12/2023
Tìm hiểu về phân bón công nghệ sinh học Nano 13/12/2023
Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng mạnh, đạt 10,61 tỷ USD quý 1/2021 28/04/2021
Dự báo nhu cầu phân bón tăng trong năm 2021 19/03/2021
Hoạt động ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/2021 và hưởng ứng Tuần lễ áo dài Việt Nam năm 2021 12/03/2021
Kỹ thuật trồng nho trong chậu tại nhà đơn giản 13/12/2023
Cách trồng cà chua sạch và sai quả quy mô nông trại 27/10/2020
Trồng trọt cho người mới bắt đầu- Cách trở thành nông dân 27/10/2020
Thông báo về thay đổi thông tin doanh nghiệp 20/11/2020
Thông báo về thay đổi thông tin doanh nghiệp 16/08/2018
Thông báo thay đổi thông tin doanh nghiệp 16/08/2018
Thư chúc mừng 17/11/2016
Hội nghị người lao động bất thường lần 2 năm 2016 03/11/2017
Giấy mời Hội nghị người lao động bất thường lần thứ 2 31/10/2023
Chú trọng công tác chăm lo đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên lao động 31/10/2023
Ban liên lạc Hưu trí Tổng công ty Vật tư nông nghiệp tổ chức gặp mặt Xuân Bính Thân 2016 17/11/2016
VIGECAM gặp mặt đầu xuân Bính Thân 2016 03/11/2017
Hội nghị Tổng kết công tác 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016 17/11/2016
Quyết định 17/11/2016
   HÌNH ẢNH & ĐỐI TÁC

TỔNG CÔNG TY VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP - CÔNG TY CỔ PHẦN
Trụ sở công ty: 164 Trần Quang Khải - Quận Hoàn Kiếm - TP Hà Nội
MSDN: 0100104468 
do Phòng đăng ký kinh doanh sở KHDT Thành phố Hà Nội cấp ngày 29/06/2010
Điện thoại: +84 24 3 7332359 / Fax: +84 24 3 7474647
Email: vigecamjsc@vigecam.vn
GIỚI THIỆU
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
BỘ MÁY LÃNH ĐẠO
   
    
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Chính sách bảo mật
Chính sách giao nhận vận chuyển
Chính sách đổi trả
    

19 Tháng Ba 2024    Đăng Ký   Đăng Nhập 
Copyright 2014 by WWW.VIGECAM.VN | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin